Sign In

Giải pháp xanh cho rác hữu cơ trong bối cảnh thực thi phân loại rác tại nguồn

11:15 20/08/2024

Ngày 24/7, tại thành phố Tân An, tỉnh Long An, Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF tại Việt Nam (WWF – Việt Nam) đã phối hợp với tỉnh Long An tổ chức Hội thảo “Giải pháp xanh cho rác hữu cơ trong bối cảnh thực thi phân loại rác tại nguồn”

Phân cấp ứng phó, cụ thể, trách nhiệm, chủ động sẵn sàng ứng phó hiệu quả sự cố tràn dầu

15/06/2021

Qua hơn 7 năm thực hiện Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg ngày 11/11/2014) có thể khẳng định Quy chế là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết và nâng cao năng lực hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu; tạo điều kiện cho các Bộ, ngành, địa phương trên cả nước phối hợp, hiệp đồng và tổ chức thực hiện có hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trong những năm qua.

Quá trình hình thành các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền

15/06/2021

Từ những năm 1930, các cường quốc về hàng hải chủ yếu có mong muốn về việc ngăn chặn ô nhiễm từ tàu đã tổ chức các hội nghị quốc tế liên quan về ô nhiễm biển và tập trung vào việc ngăn chặn ô nhiễm biển do tàu, tuy nhiên, chưa có điều ước quốc tế (ĐƯQT) nào được thông qua trong giai đoạn này. Hội nghị Luật biển năm 1958 là một sự kiện quan trọng trong giai đoạn này. Hội nghị đã thông qua bốn công ước riêng biệt, đó là: (1) Công ước về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp; (2) Công ước về thềm lục địa; (3) Công ước về Biển khơi và (4) Công ước về đánh bắt cá và bảo tồn tài nguyên sinh vật ở biển cả. Tuy nhiên, những Công ước này không hình thành bất kỳ chế độ pháp lý nào cho việc kiểm soát nguồn gây ô nhiễm biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền (ÔNTĐL), chỉ có quy định có liên quan. Điều 25 khoản 2 của Công ước về Biển cả có thể áp đặt nghĩa vụ đối với các quốc gia để kiểm soát ô nhiễm biển từ các nguồn bao gồm cả nguồn ÔNTĐL, do quy định “Tất cả các quốc gia phải hợp tác với các tổ chức quốc tế có thẩm quyền trong việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm biển hoặc thông qua bầu khí quyển, do bất kỳ hoạt động nào với các vật liệu hoạt động vô tuyến hoặc các tác nhân gây hại khác”. Đây là quy định duy nhất liên quan đến nguồn ÔNTĐL trước năm 1972, tuy nhiên, không có bất kỳ cơ chế nào khác để kiểm soát nguồn ÔNTĐL, đồng thời chỉ áp dụng cho biển cả, bỏ qua vùng biển thuộc thẩm quyền quốc gia, nơi xảy ra hầu hết tình trạng ô nhiễm do nguồn ÔNTĐL.

Vai trò của cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền trong bảo vệ môi trường biển và đại dương

15/06/2021

Các cam kết quốc tế (CKQT) về bảo vệ môi trường biển (BVMTB) do nguồn ô nhiễm từ đất liền (ÔNTĐL) được các quốc gia, tổ chức quốc tế xây dựng và thông qua gồm các điều ước quốc tế và các cam kết quốc tế khác không phải điều ước quốc tế như Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy năm 2001, Công ước Mananta về Thủy ngân năm 2013, Công ước về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu huỷ chúng, năm 1989,...; Chương trình nghị sự 21, về phát triển bền vững; Chương trình hành động toàn cầu về bảo vệ môi trường biển do các hoạt động có nguồn gốc từ đất liền năm 1995, Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững,… Các CKQT này đều hướng tới mục tiêu là phòng ngừa, giảm thiểu, ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm biển do nguồn ÔNTĐL. Để đạt mục tiêu này, các CKQT về BVMTB do nguồn ÔNTĐL đóng vai trò quan trọng trong tiến trình thúc đẩy để các quốc gia, tổ chức quốc tế BVMTB ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên

02/06/2021

Cũng như các nước trên thế giới, các hệ sinh thái của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng do tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nạn phá rừng, săn bắn trộm động vật hoang dã... Trong bối cảnh này, Việt Nam đang nỗ lực để bảo tồn các hệ sinh thái (HST) tự nhiên.

Đề xuất danh mục các chất phân tán được phép sử dụng trong vùng biển Việt Nam

12/05/2021

​​​​​​​ Tại Việt Nam chưa đưa ra tiêu chuẩn chấp nhận nào cũng như chưa đề xuất danh mục các chất phân tán cho việc sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển. Xuất phát từ thực tiễn cần có danh mục chất phân tán được phép sử dụng trong công tác khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu trong vùng biển biển Việt Nam, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về các yêu cầu kỹ thuật của các chất phân tán được phép sử dụng trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển. Ngày 30/12/2020, Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 19/2020/TT-BTNMT để quy định kỹ thuật cho nội dung này.

Tương lai xanh: Giảm rác thải nhựa trên biển - Giải pháp từ bờ.

26/04/2021

Làm thế nào để Giảm rác thải ra đại dương? Đây là nội dung được đề cập trong Chương trình Tương lai xanh - đã phát trên Kênh VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam ngày 24/4/2021 với chủ đề "Giảm rác thải nhựa trên biển - Giải pháp từ bờ"

    Tỉnh/Thành

    Thứ 4

    29/11/2023

    Hà Nội

    26°C

    43%

    0°C - 0°C

    scattered clouds