Sign In

Chuyến khảo sát hỗn hợp giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Nga bằng tàu “Viện sỹ Oparin” tại Vùng biển Việt Nam

21/05/2021

Chọn cỡ chữ A a  

Tiếp tục triển khai “Lộ trình hợp tác trong nghiên cứu biển giai đoạn 2018-2025” giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS), ngày 10/5/2021, VAST đã tổ chức buổi Lễ đón tàu nghiên cứu khoa học “Viện sỹ Oparin”, khởi động cho chuyến khảo sát hỗn hợp lần thứ ba trong Lộ trình, đồng thời là chuyến khảo sát thứ 7 giữa hai bên tại vùng biển Việt Nam.

Hình ảnh tàu “Viện sỹ Oparin” cập bến Cảng Chùa Vẽ, Tp. Hải Phòng

Các đại biểu tham dự buổi lễ 

Trước bối cảnh dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, buổi lễ được diễn ra dưới hình thức trực tuyến tại Cảng Chùa Vẽ, TP. Hải Phòng. Tham dự buổi lễ có GS.VS. Châu Văn Minh, Chủ tịch VAST; cùng Lãnh đạo Viện Tài nguyên và Môi trường biển, VAST – đơn vị chủ trì chuyến khảo sát phía Việt Nam; Lãnh đạo Ban Hợp tác quốc tế; Lãnh đạo các đơn vị nghiên cứu tham gia chuyến khảo sát. Tham dự buổi lễ còn có Ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng – nơi tàu cập cảng và Lãnh đạo các sở, ngành liên quan; Ông Alexander Maslov, Bí thư thứ nhất đại diện cho Đại sứ quán Liên Bang Nga tại Việt Nam; GS.VS. Valentin Sergienko, Phó Chủ tịch RAS, cùng Ban Lãnh đạo Phân Viện Viễn Đông tham gia trực tuyến từ Vladivostok. Để đảm bảo quy định phòng chống dịch Covid-19, mặc dù có kết quả âm tính với virus Covid-19, toàn bộ đoàn khảo sát, thủy thủ đoàn cũng tham gia buổi lễ trực tuyến từ tàu “Viện sỹ Oparin”, không vào đất liền trong suốt quá trình triển khai khảo sát và thực hiện cách ly theo quy định khi kết thúc chuyến khảo sát. 

GS.VS. Châu Văn Minh phát biểu chào mừng tại buổi lễ

GS. VS. Valentin Sergienko, Phó Chủ tịch Viện HLKH Nga phát biểu trực tuyến từ Moscow

Phát biểu tại buổi lễ, GS.VS. Châu Văn Minh và GS.VS. Valentin Sergienko đều nhấn mạnh vai trò hợp tác khảo sát biển trong việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đào tạo của hai Viện Hàn lâm; đồng thời đánh giá nỗ lực và quyết tâm của các nhà khoa học hai bên, vượt nhiều khó khăn trở ngại về dịch bệnh trong suốt hơn một năm qua để có thể bắt đầu chuyến khảo sát chung lần thứ 7 bằng tàu “Viện sỹ Oparin” và chúc chuyến khảo sát an toàn, gặp nhiều thuận lợi, đạt được những kết quả có ý nghĩa khoa học và thực tiễn về tài nguyên sinh vật biển Việt Nam. 

Ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng phát biểu tại buổi lễ đón tàu Viện sỹ Oparin

Thay mặt Lãnh đạo Thành phố Hải Phòng – nơi tàu “Viện sỹ Oparin” lần đầu cập cảng khởi đầu chuyến khảo sát biển, ông Lê Khắc Nam nhận định hợp tác nghiên cứu biển sẽ tạo nên những cơ sở khoa học, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng biển và ven bờ tại Hải Phòng – thành phố cảng biển năng động, có nhiều đột phá trong phát triển kinh tế thời gian qua.

Sau khi kết thúc buổi lễ, tàu “Viện sỹ Oparin” đã nhổ neo ra khơi cùng gần 40 nhà khoa học thuộc các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Phân Viện Viễn Đông trong khoảng 1 tháng tại khu vực biển Đông Việt Nam, nối dài những hoạt động hợp tác nghiên cứu biển hết sức đa dạng, phong phú giữa hai Viện Hàn lâm.

Mai Lan

Ý kiến

Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên, môi trường biển khu vực phía Bắc: chủ động, sáng tạo, quyết liệt thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tài nguyên, môi trường biển

Trên cở sở nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc quy hoạch, điều tra tài nguyên môi trường biển, từ đó phát hiện và đánh giá các nguồn tài nguyên, tiềm năng, lợi thế của các vùng biển ở Việt Nam, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên, môi trường biển khu vực phía Bắc đã luôn chủ động, sáng tạo, quyết liệt thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tài nguyên, môi trường biển. Trong quá trình hoạt động, đối mặt với những khó khăn, thách thức trong tình hình mới, Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động của Trung tâm đã tập trung đoàn kết, khắc phục những khó khăn, đề xuất cấp trên giải quyết những cơ chế chính sách cho người lao động, đảm bảo chất lượng và tiến độ triển khai nhiệm các vụ được giao.

Điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển: cần có hướng đi và giải pháp để giữ chân nguồn nhân lực tốt, trách nhiệm với nghề

Điều tra cơ bản TNMT biển là một nghề rất đặc thù, là nhiệm vụ thường xuyên của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên - môi trường biển khu vực phía Bắc. Đằng sau mỗi công trình và phát hiện về địa chất, địa mạo, trầm tích,... là những hành trình thầm lặng, đầy gian nan, thậm chí phải đổ nhiều mồ hôi, công sức của các kỹ sư địa chất, vật lý biển trong những chuyến công tác dài ngày, lênh đênh trên biển mà người ngoài cuộc khó hình dung được. Họ là những người đam mê với nghề điều tra, khám phá đại dương, trách nhiệm tiền trạm, tìm tài nguyên cho đất nước, góp phần phục vụ việc xây dựng và phát triển hạ tầng dải ven biển Việt Nam.

Những “trinh sát” ngành địa chất biển

Họ là những người tiền trạm, mang trên mình nhiệm vụ lớn lao khi thực hiện điều tra cơ bản về địa chất và thăm dò khoáng sản trên vùng biển, hải đảo nước ta để góp phần phục vụ việc xây dựng và phát triển hạ tầng dải ven biển Việt Nam.