Sign In

Những nỗ lực của Việt Nam trong phòng chống ô nhiễm chất thải nhựa đại dương

03/06/2020

Chọn cỡ chữ A a  

Sáng ngày 3/6, Tổng cục trưởng Tạ Đình Thi đã trả lời phỏng vấn của UNDP về những nỗ lực của Việt Nam trong phòng chống ô nhiễm chất thải nhựa đại dương. Phỏng vấn được thực hiện trong khuôn khổ sự kiện khởi động các dự án hợp tác của UNDP và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam về rác thải và rác thải nhựa đại dương dự kiến được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh nhân dịp Ngày Đại dương Thế giới 8/6.

Theo một số nghiên cứu quốc tế thì Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa lớn ra đại dương. Để giải quyết vấn đề đó, Việt Nam đã có những cam kết chính trị mạnh mẽ và nhiều hoạt động thiết thực trong nước và quốc tế nhằm quản lý, ngăn ngừa và giảm thiểu rác thải nhựa, trong đó có rác thải nhựa đại dương.

Tổng cục trưởng Tạ Đình Thi trong buổi trả lời phỏng vấn của UNDP

Tổng cục trưởng Tạ Đình Thi trong buổi trả lời phỏng vấn của UNDP

Trả lời phỏng vấn của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP), Tổng cục trưởng Tạ Đình Thi cho biết, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp, đặc biệt là tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trong đó đặt mục tiêu “Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương”. Ngày 09 tháng 06 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã phát động “Phong trào toàn quốc chống rác thải nhựa”, phong trào đã lan toả đến nhiều cộng đồng dân cư trong toàn quốc, đặc biệt là các cộng đồng dân cư ven biển, mang lại những kết quả tích cực, từng bước thay đổi nhận thức, hành vi ứng xử với các sản phẩm nhựa tại Việt Nam. Gần đây nhất, ngày 04 tháng 12 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1746/QĐ-TTg ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030”  trong đó có nhiều nhiệm vụ, dự án cụ thể phân cho các cấp, các ngành để triển khai với mục tiêu chung nhằm thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà trọng tâm là rác thải nhựa đại dương, bảo đảm ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.

Trong các nỗ lực đó thì việc đẩy mạnh sự hợp tác sâu rộng giữa các tổ chức quốc tế, các nước với Việt Nam nhằm thúc đẩy hình thành khuôn khổ hợp tác khu vực và toàn cầu về phòng, chống, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương là rất quan trọng. Thời gian qua, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò là cơ quan quản lý tổng hợp về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đã chủ động phối hợp với rất nhiều các tổ chức quốc tế, trong đó có UNDP, một trong những tổ chức tiên phong đã hợp tác, hỗ trợ để xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 và hiện tại, hai bên vẫn đang tiếp tục phối hợp triển khai, xúc tiến một số các dự án hợp tác cụ thể nhằm hiện thực hoá Kế hoạch, góp phần thực hiện thành công Quyết định 1746/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ý kiến

amnh

25/10/2023 23:14

Để góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu, Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2023, đồng thời tích cực đóng góp cho việc triển khai sáng kiến của Tổng Thư ký LHQ về chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững.

qeqe

25/10/2023 23:06

đặc biệt là trong hỗ trợ Việt Nam thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là tại ĐBSCL, triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Giảm thiểu ô nhiễm nhựa:Cần dựa vào sự đổi mới trong tuần hoàn nhựa

“Đổi mới sáng tạo là yếu tố then chốt để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, chính vì vậy, Cuộc thi năm nay nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các công nghệ mới, cải tiến chuỗi giá trị tuần hoàn và khuyến khích người tiêu dùng tham gia vào các hoạt động bền vững, nơi nhựa có thể trở thành tài nguyên, nguyên liệu thay vì rác thải…”- Đây là phát biểu của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành trong Chung kết Cuộc thi “Giải pháp đổi mới Tuần hoàn nhựa 2024”.
Quản lý thống nhất để khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo

Quản lý thống nhất để khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo

Sáng ngày 26/9/2024 tại Hà Nội, Bộ TN&MT đã tổ chức Hội nghị Đánh giá công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân; Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn điều hành và chủ trì Hội nghị.

Cục Biển và Hải đảo Việt Nam: thực thi nhiều chính sách quan trọng hướng đến một đại dương không rác thải nhựa

Hiện nay, với những thách thức về ô nhiễm rác thải nhựa đại dương đang được xem là vấn đề cấp bách toàn cầu, đòi hỏi sự chung tay của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng từ ô nhiễm rác thải nhựa trên biển nói riêng và rác thải nhựa nói chung. Nhằm đóng góp chung vào nỗ lực giảm nhựa, bảo vệ môi trường biển của nước ta, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, đơn vị được Bộ TN&MT giao trọng trách quản lý TNMT biển, đã thực thi nhiều chính sách quan trọng hướng đến một đại dương không rác thải nhựa trong tương lai.