Sign In

Cùng chung tay “làm sạch biển” và “ngăn chặn rác thải đại dương”

29/05/2020

Chọn cỡ chữ A a  

Ông Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường dành riêng cho phóng viên Tạp chí Biển Việt Nam một số nội dung trao đổi về chủ đề cũng như những hoạt động thiết thực của Việt Nam trong chuỗi sự kiện quốc gia Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới năm nay.

Ông Tạ Đình Thi – Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ông Tạ Đình Thi – Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Phóng viên: Xin ông cho biết thông điệp chính của Tuần lễ Biển và Hải đảo và Ngày Đại dương thế giới năm nay?

Ông Tạ Đình Thi: Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2020 (diễn ra từ ngày 01 đến ngày 08/6/2020) với chủ đề “Đổi mới để phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam”, với mục đích đổi mới công tác xây dựng, thực hiện kế hoạch của các bộ, ngành và địa phương nhằm cụ thể hóa các nội dung trong Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 26/NQ-CP của Chính Phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW.

Hằng năm, nước ta đều tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới và triển khai Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam; đây cũng chính là dịp để các địa phương ven biển, các cơ quan, doanh nghiệp thể hiện cam kết bảo vệ biển và hải đảo, phát huy thế mạnh của biển, đảo để phát triển kinh tế; bảo tồn và giữ gìn giá trị to lớn của biển và đại dương.

Trong khuôn khổ của tuần lễ diễn ra sự kiện quốc gia Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới từ ngày 01 đến ngày 08/6, các hoạt động hưởng ứng sẽ diễn ra đồng loạt trên khắp cả nước và trong suốt tháng 6/2020 với những hoạt động thiết thực: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền tiết kiệm, hiệu quả; các hoạt động thực tiễn có sức lan tỏa, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của cộng đồng nhưcác chiến dịch ra quân làm vệ sinh môi trường biển, thu gom xử lý chất thải, rác thải, không thải rác thải nhựa ra môi trường; tăng cường kiểm soát việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, rác thải, rác thải nhựa ven biển và trên các hải đảo; khuyến khích các nghiên cứu về biển, đảo, hoạt động sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường biển; tổ chức khởi công, xây dựng, bàn giao các công trình bảo vệ môi trường phục vụ lợi ích của cộng đồng….

Phóng viên: Được biết “Làm sạch biển” là một trong những hoạt động thường niên trong Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, ông có thể thông tin thêm về hoạt động này và hiệu quả nó đem lại cho môi trường và hệ sinh thái biển?

Ông Tạ Đình Thi: Nhiều địa phương ven biển hiện đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chủ yếu do rác thải sinh hoạt của người dân, nhất là ở vùng cửa sông, cửa lạch gần khu vực dân cư sinh sống. Nhận thức trách nhiệm trong công tác ngăn ngừa, giảm thiểu dịch bệnh; đồng thời mong muốn nhân dân có môi trường sống an toàn. Hoạt động “Làm sạch biển” đã được triển khai tại 28 tỉnh, thành ven biển nhằm kêu gọi cộng đồng cùng chung tay hành động bảo vệ môi trường biển bằng những hoạt động thiết thực. Các hoạt động này tập trung nâng cao nhận thức cho người dân, khách du lịch và cộng đồng về vai trò quan trọng của biển đối với đời sống con người; kêu gọi cộng đồng cùng chung tay hành động bảo vệ môi trường biển bằng những hoạt động thiết thực và phù hợp với địa phương; đồng thời, tổ chức các hoạt động an sinh xã hội nhằm động viên ngư dân có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh có đường bờ biển tiếp tục ra khơi bám biển, phát triển kinh tế. Hoạt động thường niên này hướng tới cộng động, các tổ chức  trong và nước ngoài tham gia; thành lập và duy trì các đội tình nguyện nòng cốt bảo vệ môi trường biển; phấn đấu duy trì thường xuyên hoạt động tối thiểu mỗi tuần 01 lần tại ít nhất 01 điểm ô nhiễm rác thải và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm rác thải tại ít nhất 50% các địa bàn được xác định bị ô nhiễm rác thải sinh hoạt; đề xuất các sáng kiến “Hãy làm sạch biển” thiết thực, khả thi; tuyên truyền đến người xung quanh về tầm quan trọng của biển đối với đời sống con người, không vứt rác bừa bãi khi đi du lịch biển, hạn chế sử dụng túi ni lông và các sản phẩm từ nhựa…

Những năm qua, chiến dịch “Làm sạch biển” đã trở thành một trong những nhiệm vụ của các Bộ, ngành, đặc biệt là tại các địa phương ven biển. Các cơ quan, đơn vị tại địa phương đã tích cực phối hợp với đoàn thanh niên, hội phụ nữ các địa phương tổ chức ra quân dọn sạch bờ biển với tinh thần “Ngày tình nguyện làm sạch biển”…Nhờ đó, nhiều “điểm đen” về rác thải được xóa bỏ, người dân ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh, làm sạch bờ biển.

Phóng viên: Xin ông cho biết Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã có kế hoạch gì ngăn chặn rác thải đại dương?

Ông Tạ Đình Thi: Ngày 04/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1746/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 (kế hoạch). Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 100% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; 100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa; mở rộng quan trắc hằng năm và định kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông thuộc 11 lưu vực sông chính và tại 12 huyện đảo. Mục tiêu chung của Kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà trọng tâm là rác thải nhựa đại dương, bảo đảm ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương

Để thực hiện các mục tiêu, Kế hoạch đã đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm: 1- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương; 2- Thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải nhựa từ các hoạt động ở khu vực ven biển và trên biển; 3- Kiểm soát rác thải nhựa từ nguồn; 4- Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ về xử lý rác thải nhựa đại dương; 5- Điều tra, khảo sát, rà soát, nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý rác thải nhựa đại dương đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.

Trong đó, các Bộ, ngành, địa phương liên quan sẽ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về thu gom và xử lý chất thải nhựa phát sinh từ các hoạt động kinh tế thuần biển, bao gồm: du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản, năng lượng biển, đặc biệt tại các đảo có tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ biển và đa dạng sinh học cao thuộc 12 huyện đảo và các cấu trúc trên biển có người sinh sống; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình quản lý, giảm thiểu, tiến tới không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy tại một số khu du lịch quốc gia ven biển…

Ngăn ngừa, giảm thiểu việc thải bỏ, làm thất lạc ngư cụ khai thác thủy sản đi đôi với thực hiện nghiêm các chế tài, công cụ xử phạt vi phạm; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý thường xuyên và đột xuất các trường hợp vi phạm về xả thải trên biển.

Bên cạnh đó, Tổng cục cũng đã chủ động tìm kiếm, trao đổi, làm việc với nhiều đối tác trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm sự ủng hộ, hỗ trợ của các đối tác, các tổ chức quốc tế …

Phóng viên:  Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Ý kiến

Những hình ảnh tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 của Ngành Tài nguyên và Môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành TN&MT. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Ngành Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 21/12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị có sự tham dự, chỉ đạo của đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên BCH TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, Lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội; Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường,…

Lễ trao giải cuộc thi “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

Ngày 20/12, Báo Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi tác phẩm báo chí “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2 (năm 2022 - 2024) với chủ đề “Chung tay bảo vệ đại dương - Vì một Việt Nam xanh hơn” và Phát động Giải “Báo chí Phát triển Xanh” lần thứ Nhất (2023 - 2025).