Sign In

Tín hiệu vui từ rạn san hô vùng biển Cô Tô

13/05/2020

Chọn cỡ chữ A a  

Rạn san hô tại vùng biển Cô Tô (Quảng Ninh) đang suy thoái với tốc độ nhanh chóng đòi hỏi cần có giải pháp cấp bách để bảo vệ hệ sinh thái biển này. Các nỗ lực bước đầu của Quảng Ninh đang mang lại tín hiệu khả quan.

* Mất 90% hệ sinh thái rạn san hô

Hiện nay, thành phần loài san hô ở vùng biển Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh còn rất ít và đơn điệu, chỉ còn 25 loài, trong đó có 24 loài san hô cứng, 1 loài san hô mềm. Nguyên nhân chính là do các ngư dân đã khai thác cá quá mức, bằng các hình thức hủy diệt như chất nổ trong một thời gian dài.

Báo cáo từ Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cho thấy, hệ sinh thái rạn san hô tại vùng biển Cô Tô đã mất đến 90% về độ phủ và phạm vi phân bố, nhiều rạn chết 100%, trở thành khu vực có mức độ và tốc độ suy thoái lớn nhất và nhanh nhất được ghi nhận ở vùng ven biển Việt Nam.

Thả các kiện kết cấu bê tông tạo nền móng tái tạo rạn san hô tại xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô.

Thả các kiện kết cấu bê tông tạo nền móng tái tạo rạn san hô tại xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô.

Do vậy, việc tái tạo lại các rạn san hô tại vùng biển Cô Tô là hết sức cần thiết. Bởi các rạn nhân tạo như một ngôi nhà dưới đáy biển cho nhiều loài thủy hải sản đến sinh sống bằng những vật thể tự nhiên hoặc do con người tạo ra nhằm thay đổi điều kiện vật lý, hải dương, tạo nơi dưỡng cư tập trung cá và tạo giá thể để khôi phục san hô.

* Thiết lập rạn san hô nhân tạo

Được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư dự án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh đã phối hợp cùng với Viện Nghiên cứu TN&MT biển, huyện Cô Tô thống nhất lựa chọn 3 địa điểm để thiết lập rạn nhân tạo tại đảo Cô Tô con và đảo Hòn Khói, tại xã Đồng Tiến. Mỗi khu vực có diện tích 2.900m2, gồm 300m2 rạn nhân tạo kết hợp trồng phục hồi san hô và 2.600m2 rạn nhân tạo kết hợp chà nổi.

Cùng với đó, xây dựng bản đồ các khu vực thiết lập rạn nhân tạo phục vụ công tác quản lý với tỷ lệ 1:25.000; soạn thảo quy chế quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản tại các rạn nhân tạo; thiết lập hệ thống phao tiêu báo hiệu khu vực rạn nhân tạo; thành lập tổ quản lý, bảo vệ phù hợp với quy chế đã xây dựng và tiến hành tuần tra, bảo vệ thường xuyên...

Cầu cảng neo đậu tàu thuyền tại huyện đảo Cô Tô

Cầu cảng neo đậu tàu thuyền tại huyện đảo Cô Tô

Đến nay, đã hoàn thành 510 giá thể bê tông các loại và tổ chức thả các khối bê tông tại 3 địa điểm được lựa chọn. Ngay sau khi thả các khối bê tông, các đơn vị đã tiến hành thiết lập rạn nhân tạo và ươm giống. Hiện nay, giống ươm phát triển rất tốt, tỷ lệ sống đạt trên 80%. Đồng thời, các đơn vị tiến hành cấy san hô, triển khai nội dung quản lý và quan trắc định kỳ rạn nhân tạo.

Theo dự án, đến cuối năm 2020, khi dự án hoàn thành với gần 9.000 rạn san hô nhân tạo được thiết lập sẽ tạo dựng nền móng cho san hô phát triển, góp phần khôi phục lại sự đa dạng sinh học cho vùng biển huyện đảo Cô Tô. Qua đó, góp phần tăng thêm thu nhập, tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương, cũng như góp phần giữ gìn môi trường biển cho vùng biển Cô Tô.

Ý kiến

Giảm thiểu ô nhiễm nhựa:Cần dựa vào sự đổi mới trong tuần hoàn nhựa

“Đổi mới sáng tạo là yếu tố then chốt để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, chính vì vậy, Cuộc thi năm nay nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các công nghệ mới, cải tiến chuỗi giá trị tuần hoàn và khuyến khích người tiêu dùng tham gia vào các hoạt động bền vững, nơi nhựa có thể trở thành tài nguyên, nguyên liệu thay vì rác thải…”- Đây là phát biểu của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành trong Chung kết Cuộc thi “Giải pháp đổi mới Tuần hoàn nhựa 2024”.
Quản lý thống nhất để khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo

Quản lý thống nhất để khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo

Sáng ngày 26/9/2024 tại Hà Nội, Bộ TN&MT đã tổ chức Hội nghị Đánh giá công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân; Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn điều hành và chủ trì Hội nghị.

Cục Biển và Hải đảo Việt Nam: thực thi nhiều chính sách quan trọng hướng đến một đại dương không rác thải nhựa

Hiện nay, với những thách thức về ô nhiễm rác thải nhựa đại dương đang được xem là vấn đề cấp bách toàn cầu, đòi hỏi sự chung tay của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng từ ô nhiễm rác thải nhựa trên biển nói riêng và rác thải nhựa nói chung. Nhằm đóng góp chung vào nỗ lực giảm nhựa, bảo vệ môi trường biển của nước ta, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, đơn vị được Bộ TN&MT giao trọng trách quản lý TNMT biển, đã thực thi nhiều chính sách quan trọng hướng đến một đại dương không rác thải nhựa trong tương lai.