Sign In

Các chính sách giảm thải nhựa đang trở nên thực tiễn và chuẩn mực mới

19:09 18/05/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Đây là một trong những thành công quan trọng được tổng kết từ dự án 'Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam', triển khai từ năm 2020 - 2025.

Trong 5 năm, nhiều mô hình sáng tạo được triển khai từ dự án giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam. Ảnh: Lê Bình.

Trong 5 năm, nhiều mô hình sáng tạo được triển khai từ dự án giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam. Ảnh: Lê Bình.

Sáng 18/5, tại Vườn quốc gia Côn Đảo, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam phối hợp với Tổ chức WWF tổ chức tổng kết dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” trong giai đoạn 2020 - 2025.

Phát biểu tại chương trình tổng kết, ông Nguyễn Đức Toàn, Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam nhấn mạnh, những kết quả từ dự án không chỉ là kết quả định lượng. Những thành tựu đó đã khơi dậy tinh thần trách nhiệm, trao quyền cho cộng đồng và đặt nền móng cho một xã hội hướng tới kinh tế tuần hoàn. Nhiều mô hình sáng tạo như “trường học không nhựa”, “đô thị giảm nhựa”, “du lịch giảm nhựa”… được triển khai từ dự án.

“Trong đó, hợp phần chính sách được xác định là trụ cột chiến lược, đóng vai trò nền tảng trong việc hỗ trợ Việt Nam về quản lý vòng đời nhựa và kinh tế tuần hoàn, bao gồm quản lý ô nhiễm nhựa đại dương. Điều này đang trở thành thực tiễn và chuẩn mực mới về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR)”, ông Nguyễn Đức Toàn cho hay.

Sau 5 năm triển khai, dự án đã triển khai được 34 chương trình nghiên cứu, khảo sát. Ngoài ra, dự án phát hành 15 ấn phẩm với các thông tin phân tích, khuyến nghị tiếp cận kinh tế tuần hoàn và trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) tại Việt Nam. Có 28 hội thảo tham vấn kĩ thuật cấp trung ương được tổ chức về lĩnh vực nhựa, bao bì, EPR và kinh tế tuần hoàn.

Ông Nguyễn Đức Toàn, Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Ảnh: Lê Bình.

Ông Nguyễn Đức Toàn, Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Ảnh: Lê Bình.

Hợp phần chính sách không chỉ đóng vai trò tham vấn kĩ thuật mà còn là sự điều phối quá trình tham vấn, khuyến nghị, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp và địa phương tham gia vào dự án. Đây sẽ là nền tảng để Việt Nam duy trì các nỗ lực chống ô nhiễm nhựa trong dài hạn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và hội nhạp toàn diện với cộng đồng quốc tế.

“Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận những thách thức còn phía trước: từ thay đổi thói quen tiêu dùng, hoàn thiện hạ tầng thu gom đến đảm bảo nguồn lực tài chính dài hạn. Đây là lời nhắc nhở rằng bảo vệ biển khỏi rác thải nhựa không thể là một chiến dịch ngắn hạn, mà cần sự kiên định, hợp tác đa ngành, đa bên và sự linh hoạt trong chính sách”, ông Toàn nhấn mạnh.

Theo bà Marianne Henkel, Trưởng đại diện Chương trình châu Á, WWF - Đức, thông qua sáng kiến đô thị giảm nhựa, đến năm 2024, 9 thành phố/ quận, huyện đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch quản lý rác thải nhựa. Trong đó, 6 địa phương đã triển khai nhiều hoạt động được đề ra trong kế hoạch. Hàng nghìn trang thiết bị được bổ sung vào hệ thống thu gom tại các địa phương. Tổng 10.631m3 rác nhựa được thu gom từ 2021 - tháng 3/2025 và được xử lý đúng cách.

Bà Marianne Henkel, Trưởng đại diện Chương trình châu Á, WWF - Đức (giữa) vinh danh hợp tác với Vườn Quốc gia Côn Đảo cùng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Ảnh: Lê Bình.

Bà Marianne Henkel, Trưởng đại diện Chương trình châu Á, WWF - Đức (giữa) vinh danh hợp tác với Vườn Quốc gia Côn Đảo cùng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Ảnh: Lê Bình.

Kết thúc dự án, hành trình 5 năm nhưng mục tiêu giảm thải rác thải nhựa sẽ luôn còn được tiếp diễn. Tuy nhiên, đây chỉ là tiền đề để các địa phương ven biển, doanh nghiệp và người dân tiếp tục nhân rộng các mô hình hiệu quả từ dự án này. Nhiều địa phương đã và đang trở thành điểm đến trong hành trình giảm tải nhựa và phát triển du lịch bền vững.

“Chúng ta đã cùng gieo những hạt giống đầu tiên từ kiến thức, công cụ đến lòng tin và hành động cho một đại dương không nhựa. Những hạt giống ấy sẽ tiếp tục nảy mầm và lan tỏa, với điều kiện chúng ta giữ vững niềm tin, sự đồng lòng và quyết tâm hành động vì một tương lai bền vững”, bà Marianne Henkel bày tỏ.

 

Theo: nongnghiepmoitruong.vn

Ý kiến

Phát biểu của Tổng bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị

Trang thông tin điện tử Cục Biển và Hải đảo Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Trà Vinh đặt mục tiêu trồng mới 100ha rừng phòng hộ

Trà Vinh đặt mục tiêu trồng mới 100ha rừng phòng hộ

Tỉnh Trà Vinh sẽ trồng rừng phòng hộ trên các bãi bồi ven sông, ven biển, đồng thời trồng bổ sung để nâng cao chất lượng và giá trị đa dụng của rừng hiện có

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức diễn ra vào sáng nay, 18/5.