Sign In

Quan trắc đánh giá rạn san hô và nguồn lợi thủy sản Vịnh Quy Nhơn

21/06/2021

Chọn cỡ chữ A a  

Vừa qua, Chi cục Thủy sản Bình Định phối hợp với Trung tâm MCD và Hiệp hội Thủy sản tổ chức hoạt động quan trắc đánh giá rạn san hô và nguồn lợi thủy sản tại các khu vực biển được giao cho tổ chức cộng đồng quản lý bảo vệ thuộc khu vực biển Vịnh Quy Nhơn.

Hoạt động quan trắc của Tổ chức cộng đồng khu vực biển phía Tây Hòn Khô Nhỏ xã Nhơn Hải, khu vực biển Bãi Dứa xã Nhơn Lý và khu vực biển Hòn Nhàn, phường Ghềnh Ráng của thành phố Quy Nhơn được sự hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật của 2 chuyên gia về giám sát rạn san hô đến từ Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Luật Thủy sản 2017 với những sáng kiến từ Trung ương đến địa phương” do MCD chủ trì thực hiện, triển khai trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa và Bình Định. Tại Bình Định dự án hỗ trợ nâng cao năng lực Tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại 3 xã/phường Nhơn Lý, Nhơn Hải và Ghềnh Ráng.

Quan trắc thực tế trên vùng rạn

 

Tham gia hoạt động quan trắc có 18 quan trắc viên là thành viên tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn 3 xã/phường trên. Tại Hội thảo quan trắc các học viên được hướng dẫn lại kỹ thuật quan trắc trên biển; tiến hành quan trắc thực tế và thảo luận đánh giá kết quả quan trắc đạt được nhằm tìm ra giải pháp quản lý bảo vệ trong thời gian tới.

Hoạt động được tiến hành theo phương pháp Reefcheck và thực hiện trên 3 vùng rạn: khu vực biển Bãi Dứa xã Nhơn Lý (ngày 14/6); khu vực biển phía Tây Hòn Khô Nhỏ xã Nhơn Hải (ngày 15/6) và khu vực biển Hòn Nhàn, phường Ghềnh Ráng (ngày 16/6).

San hô tại Khu vực biển phía Tây Hòn Khô Nhỏ, xã Nhơn Hải

 

 

Tại mỗi vùng rạn, ghi lại những thông tin về 3 nhóm chính: Hợp phần đáy (san hô cứng, san hô mềm, rong, san hô chết, đá, bùn);  động vật đáy (tôm, cầu gai đen, trai tai tượng, sao biển gai) và cá rạn (cá mú, cá dìa, cá mó, cá thia). Qua đây sẽ đánh giá được độ phủ san hô trên vùng rạn tại các khu vực biển trên cùng những sinh vật đi kèm. Hoạt động này cần thiết nhằm hỗ trợ cho tổ chức cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản địa phương đánh giá hiệu quả quản lý bảo vệ rạn san hô tại khu vực biển được giao, phục vụ tốt cho công tác quản lý về sau.

San hô tại Bãi Dứa xã Nhơn Lý

 

 

 

Số liệu thu được sẽ góp phần đánh giá nguồn lợi hằng năm, đánh giá hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rạn san hô và nguồn lợi thủy sản đối với từng vùng và so sánh dữ liệu san hô, sinh vật với những vùng rạn khác trong Khu vực biển Vịnh Quy Nhơn hoặc trong mạng lưới giám sát tại 6 điểm thuộc dự án. Từ đó điều chỉnh công tác quản lý để đảm bảo bảo vệ tốt hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản.

Ý kiến

Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên, môi trường biển khu vực phía Bắc: chủ động, sáng tạo, quyết liệt thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tài nguyên, môi trường biển

Trên cở sở nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc quy hoạch, điều tra tài nguyên môi trường biển, từ đó phát hiện và đánh giá các nguồn tài nguyên, tiềm năng, lợi thế của các vùng biển ở Việt Nam, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên, môi trường biển khu vực phía Bắc đã luôn chủ động, sáng tạo, quyết liệt thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tài nguyên, môi trường biển. Trong quá trình hoạt động, đối mặt với những khó khăn, thách thức trong tình hình mới, Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động của Trung tâm đã tập trung đoàn kết, khắc phục những khó khăn, đề xuất cấp trên giải quyết những cơ chế chính sách cho người lao động, đảm bảo chất lượng và tiến độ triển khai nhiệm các vụ được giao.

Điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển: cần có hướng đi và giải pháp để giữ chân nguồn nhân lực tốt, trách nhiệm với nghề

Điều tra cơ bản TNMT biển là một nghề rất đặc thù, là nhiệm vụ thường xuyên của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên - môi trường biển khu vực phía Bắc. Đằng sau mỗi công trình và phát hiện về địa chất, địa mạo, trầm tích,... là những hành trình thầm lặng, đầy gian nan, thậm chí phải đổ nhiều mồ hôi, công sức của các kỹ sư địa chất, vật lý biển trong những chuyến công tác dài ngày, lênh đênh trên biển mà người ngoài cuộc khó hình dung được. Họ là những người đam mê với nghề điều tra, khám phá đại dương, trách nhiệm tiền trạm, tìm tài nguyên cho đất nước, góp phần phục vụ việc xây dựng và phát triển hạ tầng dải ven biển Việt Nam.

Những “trinh sát” ngành địa chất biển

Họ là những người tiền trạm, mang trên mình nhiệm vụ lớn lao khi thực hiện điều tra cơ bản về địa chất và thăm dò khoáng sản trên vùng biển, hải đảo nước ta để góp phần phục vụ việc xây dựng và phát triển hạ tầng dải ven biển Việt Nam.