Sign In

Phát triển huyện đảo Lý Sơn trở thành trung tâm du lịch biển đảo

10:32 27/03/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Nhiều năm qua du lịch là mũi nhọn của huyện đảo Lý Sơn nhưng chưa đáp ứng nhu cầu du khách, thiếu hạ tầng, dịch vụ du lịch chưa chuyên nghiệp, tính hấp dẫn chưa cao...

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang (giữa) kiểm tra Nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt An Bình (Đảo Bé). (Ảnh: Phạm Cường/TTXVN)

Ngày 26/3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang cùng lãnh đạo các sở, ngành đã làm việc với huyện đảo Lý Sơn về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; kiểm tra Nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt An Bình (Đảo Bé); quản lý bảo tồn các di tích, danh thắng...

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Lý Sơn Phạm Thị Hương cho biết, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2021 - 2025 của huyện đạt 811,098 tỷ đồng. Thu ngân sách hằng năm đều vượt chỉ tiêu tỉnh giao, cả giai đoạn 2021 - 2025 ước đạt 1.488,7 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 ước đạt 50,8 triệu đồng/người/năm, đạt chỉ tiêu Nghị quyết.

Đến nay, toàn huyện có hơn 300ha đất sản xuất trồng tỏi, hành; 542 tàu cá với 3.191 lao động. Toàn huyện hiện có 4 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; 118 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch; 5 phương tiện vận tải tuyến Lý Sơn - Sa Kỳ và ngược lại; tuyến đảo Lớn - đảo Bé có 15 phương tiện. Du lịch hiện là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, trung bình mỗi năm, Lý Sơn thu hút khoảng 200.000 khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng.

Ông Nguyễn Minh Trí, Bí thư Huyện ủy cho biết: Theo Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định Lý Sơn trở thành trung tâm du lịch biển đảo do vậy tỉnh cần có cơ chế quan tâm đầu tư, phát triển theo đúng tầm vóc, chú trọng mời các nhà đầu tư đủ tầm để hiện thực hóa quy hoạch để huyện có hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền, Lý Sơn hiện rất thiếu những cơ chế chính sách nhà đầu tư đang cần, muốn thu hút đầu tư huyện phải đáp ứng được các mong muốn của nhà đầu tư.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang thăm Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. (Ảnh: Phạm Cường/TTXVN)

Lý Sơn đã hoàn thành quy hoạch, nhiệm vụ của chính quyền huyện là phải quản lý chặt quy hoạch, không dễ dãi trong quản lý, nhất quản lý đất đai.

Hiện hạ tầng, nhất là giao thông quanh đảo xuống cấp nghiêm trọng, do đó nơi đây cần chỉnh trang tuyến đường giao thông trung tâm huyện, bố trí cảnh quan xanh, sạch, đẹp để có hạ tầng tương xứng với tiềm năng, phát triển du lịch.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang cho biết, theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quảng Ngãi đang thực hiện 2 đề án Trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia và Trung tâm du lịch biển đảo Lý Sơn.

Hiện hệ thống kết cấu hạ tầng của Lý Sơn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, một phần do thiếu kinh phí, một phần do tư duy trong phát triển. Lý Sơn chưa có một bức tranh tổng thể về hạ tầng.

Nhiều năm qua du lịch là mũi nhọn của huyện nhưng chưa đáp ứng nhu cầu du khách, thiếu hạ tầng, dịch vụ du lịch chưa chuyên nghiệp, tính hấp dẫn chưa cao; sản phẩm du lịch, sản phẩm đặc trưng của đảo như tỏi Lý Sơn cần được quản lý chặt, tránh việc xâm phạm thương hiệu.

Lý Sơn đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nỗ lực hoàn thiện các nhiệm vụ chỉ tiêu nhiệm kỳ; tăng cường các giải pháp tăng thu ngân sách, đẩy nhanh giải ngân 100% vốn đầu tư công; quản lý rác thải, phát triển cây xanh; phát triển văn hóa con người gắn với phát triển du lịch; đảm bảo an ninh quốc phòng.

Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra Nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt An Bình (Đảo Bé); kiểm tra công tác quản lý bảo tồn thắng cảnh cổng Tò Vò, Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, miệng núi lửa, Hang Câu.

Lý Sơn là huyện đảo duy nhất nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền khoảng 15 hải lý, có diện tích tự nhiên hơn 10,39 km2 gồm 2 đảo (Đảo Lớn và Đảo Bé), dân số trên 24.000 người; có 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 6 thôn./.

Nguồn: vietnamplus.vn

Ý kiến

Từ lợi thế biển và hải đảo: Cần nghiên cứu sản phẩm quốc gia cho kinh tế biển

Từ lợi thế biển và hải đảo: Cần nghiên cứu sản phẩm quốc gia cho kinh tế biển

Theo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, thời gian tới, Viện Khoa học Môi trường, Biển và Hải đảo cần tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu có sản phẩm quốc gia cho kinh tế biển.

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Trang Thông tin điện tử Cục Biển và Hải đảo Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Quảng Ninh cần đặc biệt quan tâm phát triển điện gió ngoài khơi

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, tiềm năng, thế mạnh phát triển điện gió của Quảng Ninh là rất lớn và theo ước tính có thể đạt sản lượng lên tới 10.000 MW.