Sign In

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiến tạo đột phá từ nền tảng khoa học công nghệ

09:26 10/05/2025

Chọn cỡ chữ A a  

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định khoa học công nghệ và chuyển đổi số là nền tảng để kiến tạo đột phá cho ngành nông nghiệp và môi trường trong kỷ nguyên mới.

Sáng 10/5, tại tỉnh Bắc Ninh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai “Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Sự hiện diện của lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương; các chuyên gia, nhà khoa học; đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức quốc tế và cơ quan báo chí là minh chứng cho sự quan tâm và đồng hành mạnh mẽ với ngành trong hành trình kiến tạo giai đoạn phát triển mới – với động lực tăng trưởng dựa trên khoa học, công nghệ và chuyển đổi số.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu khai mạc Hội nghị triển khai “Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường. Ảnh: Tùng Đinh.

Thời điểm bản lề cho một chiến lược đột phá

Theo Bộ trưởng, Nghị quyết số 57-NQ/TW, được Bộ Chính trị ban hành ngày 22/12/2024, xác lập một định hướng chiến lược, với tầm nhìn xuyên suốt: khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, mà còn là “thời cơ tốt nhất” để Việt Nam vươn mình thành quốc gia phát triển, giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới.

Trong bối cảnh đó, nông nghiệp và môi trường – hai lĩnh vực đang chịu áp lực lớn từ biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và an ninh nguồn nước đã được được xác định là những “địa bàn chiến lược” để triển khai đột phá.

Mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống dựa vào lao động thủ công, chi phí đầu vào cao, giá trị gia tăng thấp... đang không còn phù hợp.

Trong khi đó, các xu hướng như nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp đa giá trị, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số ngày càng trở nên cấp thiết.

“Muốn thay đổi cục diện, bắt buộc chúng ta phải đổi mới tư duy và cách làm, phải lấy khoa học công nghệ và chuyển đổi số làm nền tảng phát triển”, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định khoa học công nghệ và chuyển đổi số là nền tảng để kiến tạo đột phá cho ngành nông nghiệp và môi trường trong kỷ nguyên mới. Ảnh: Tùng Đinh.

Nhiều nỗ lực, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm

Theo đánh giá, thời gian qua, ngành nông nghiệp và môi trường đã có nhiều bước tiến trong ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số: từ các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi thông minh đến giám sát môi trường tự động, số hóa dữ liệu đất đai, rừng và khí tượng. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu "đột phá phát triển" như tinh thần Nghị quyết số 57, ngành vẫn còn nhiều việc phải làm.

Bộ trưởng cho rằng, hội nghị lần này tập trung quán triệt và triển khai 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã được cụ thể hóa tại Quyết định số 503/QĐ-BNNMT ngày 27/3/2025 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Bên cạnh đó, hội nghị cũng là dịp để các đại biểu cùng trao đổi, đề xuất các giải pháp ưu tiên nhằm tạo bước ngoặt trong ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số vào thực tiễn phát triển ngành.

5 nhóm gợi mở cho đột phá

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng đã nêu 5 nhóm nội dung trọng tâm để các đại biểu cùng thảo luận:

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, chính sách và cải cách thủ tục hành chính nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông dòng chảy đổi mới trong cả khu vực công và tư. Việc huy động hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho khoa học – công nghệ sẽ đóng vai trò then chốt.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cùng Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn thăm các gian hàng khoa học công nghệ tại Hội nghị. Ảnh: Khương Trung.

Thứ hai, xác định và tập trung vào những lĩnh vực khoa học công nghệ có tiềm năng lớn – như công nghệ sinh học, công nghệ gen – nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tài nguyên và tạo giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp và môi trường.

Thứ ba, sắp xếp lại hệ thống các tổ chức khoa học công nghệ công lập theo hướng tinh gọn, hiệu quả, có sức cạnh tranh và lan tỏa tri thức ra thị trường. Việc giao nhiệm vụ khoa học sẽ chuyển sang cơ chế đặt hàng, đấu thầu – gắn chặt với thực tiễn sản xuất, hướng đến thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu.

Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ và chuyển đổi số, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn. Đặc biệt, cần có cơ chế thu hút chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, nhất là từ khu vực tư nhân, tham gia vào các nhiệm vụ lớn của ngành.

Thứ năm, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện – từ hoạch định chính sách, điều hành đến sản xuất, tiêu thụ – để dữ liệu số, công nghệ số và kinh tế số thực sự trở thành lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn phát triển mới.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy kỳ vọng, hội nghị sẽ là bước khởi đầu tích cực, thúc đẩy quá trình hiện thực hóa các định hướng lớn trong Nghị quyết số 57-NQ/TW vào thực tiễn ngành nông nghiệp và môi trường.

Với sự đồng hành của các địa phương, doanh nghiệp, giới khoa học và truyền thông, cùng quyết tâm hành động mạnh mẽ, ngành hoàn toàn có thể bứt phá, hình thành các động lực tăng trưởng mới trong kỷ nguyên số.

 

Theo: nongnghiepmoitruong.vn

Ý kiến

Bộ Nông nghiệp và Môi trường ký loạt thỏa thuận về khoa học công nghệ

Bộ Nông nghiệp và Môi trường ký loạt thỏa thuận về khoa học công nghệ

Sáng 10/5, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ký loạt thỏa thuận hợp tác về phát triển khoa học công nghệ với các hiệp hội chuyên ngành.
Đà Nẵng: Khai thác tài nguyên biển phục vụ tăng trưởng xanh

Đà Nẵng: Khai thác tài nguyên biển phục vụ tăng trưởng xanh

Những năm qua, Đà Nẵng đã và đang tập trung khai thác hiệu quả tài nguyên biển gắn với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển biển bền vững, từ đó thúc đẩy tăng trưởng xanh trong dài hạn.
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Kế hoạch).