Sign In

Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia: Kết nối và chia sẻ tài nguyên dữ liệu biển Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững kinh tế biển

30/12/2023

Chọn cỡ chữ A a  

Thời gian qua, công tác xây dựng, duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia là nhiệm vụ thường xuyên của Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia, với nhiệm vụ này Trung tâm luôn chú trọng tới việc cập nhật và thực hiện việc kết nối và chia sẻ dữ liệu. Các sản phẩm, số liệu do các tổ chức, địa phương giao nộp được Trung tâm tổ chức quản lý, lưu trữ và khai thác, phục vụ các Bộ, ngành, địa phương trong công tác quản lý Nhà nước về biển và hải đảo, góp phần phát triển bền vững kinh tế biển và bảo vệ quốc phòng, an ninh trên biển.

Trao đổi với phóng viên về một số kết quả đạt được trong công tác triển khai nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước về biển và hải đảo năm 2023 của Trung tâm, Ông Võ Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia cho biết: Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia được thành lập ngày 08/12/2008 theo Quyết định số 2565/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến thời điểm hiện hiện tại Trung tâm đã thành lập được 15 năm. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia  được quy định tại Quyết định số 3863/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2022 là: Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia; tiếp nhận, lưu trữ, cập nhật, khai thác, sử dụng và tích hợp, trao đổi, chia sẻ dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ trong lĩnh vực thông tin, dữ liệu biển và hải đảo theo quy định của pháp luật.

Đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận khoảng 120 dự án thuộc các chương trình, đề án, và đề tài nghiên cứu khoa học thuộc các chương trình trọng điểm quốc gia thực hiện nhiệm vụ điều tra, khảo sát, nghiên cứu trên biển Việt Nam và đều đặn tiếp nhận mỗi năm từ 10 đến 15 dự án hoàn thành.

Duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia là nhiệm vụ thường xuyên nhiều năm nay của Trung tâm, với nhiệm vụ này Trung tâm luôn chú trọng tới việc cập nhật và thực hiện việc kết nối và chia sẻ dữ liệu; các sản phẩm số liệu giao nộp được Trung tâm tổ chức quản lý, lưu trữ và khai thác, phục vụ các Bộ, ngành, địa phương trong công tác quản lý Nhà nước về biển và hải đảo, góp phần phát triển bền vững kinh tế biển và bảo vệ quốc phòng, an ninh trên biển.

Trong năm 2023, Trung tâm hoàn thành Dự án “Điều tra, thống kê, xây dựng Cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng biển” trên phạm vi 28 tỉnh có biển, kết quả dự án này là tiền đề để Trung tâm thực hiện việc hoàn thiện Hệ thống Kỹ thuật phục vụ công tác giao khu vực biển; thống kê, kiểm kê, xây dựng, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu biển và hải đảo trên phạm vi cả nước, đây là hệ thống mà Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện quản lý tổng hợp và thống nhất (quy định tại Khoản 3. Điều 39, Nghị định số 11/2021/NĐ-CP).

Cũng trong năm 2023, Trung tâm thực hiện xây dựng các Cơ sở dữ liệu về quy hoạch, thuộc 02 Nhiệm vụ quy hoạch do Cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ trì đó là: Nhiệm vụ “Lập Quy hoạch không gian biển quốc gia” và Nhiệm vụ “Lập Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ năm 2021-2030.

Song song với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, năm 2023, Trung tâm tham gia xây dựng, và được ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, cụ thể là Quyết định số 2950/QĐ-BTNMT ngày 10/10/2023 về việc ban hành Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Quyết định số 263/QĐ-BHĐVN ngày 19/9/2023 ban hành quy chế bảo đảm an toàn, anh ninh thông tin mạng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

Thiết lập bộ CSDL số hóa về biển, đảm bảo tính tích hợp, chia sẻ và cập nhật

Cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia được hình thành từ dự án “Xây dựng, hệ thống hóa cơ sở dữ liệu biển quốc gia về các kết quả điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường các vùng biển Việt Nam” và bắt đầu được vận hành khai thác từ năm 2012.

Theo Ông Võ Xuân Hùng, dự án bước đầu đã tổ chức được một sơ sở dữ liệu về các số liệu điều ra cơ bản điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường các vùng biển Việt Nam, từng bước quản lý thống nhất toàn bộ các dữ liệu và thông tin điều tra cơ bản về biển và hải đảo. Hệ thống cơ sở dữ liệu đã được chuẩn hóa thống nhất trên phạm vi quốc gia, cũng như được quản lý vận hành trên công nghệ hiện đại, đảm bảo trao đổi thông tin thuận tiện ở mức quốc gia.

Từ khi đưa vào vận hành đến nay, Trung tâm luôn chú trọng đến việc phát triển nội dung cơ sở dữ liệu, nâng cao năng lực kết nối, chia sẻ của cơ sở dữ liệu này, hướng tới mục tiêu “Thiết lập bộ cơ sở dữ liệu số hoá về biển, đảo, bảo đảm tính tích hợp, chia sẻ và cập nhật” như đã được nêu ra trong Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong những năm qua, cùng với các nhiệm vụ của Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Trung tâm đã xây dựng và tiếp tục hoàn thiện các cơ sở dữ liệu thành phần mới của cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia như:

- Cơ sở dữ liệu hải đảo, được thực hiện trong Dự án Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường một số hải đảo, cụm đảo lớn, quan trọng phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền lãnh hải;

- Cơ sở dữ liệu giao khu vực biển được thực hiện trong Dự án Hệ thống kỹ thuật phục vụ công tác giao khu vực biển; thống kê, kiểm kê, xây dựng, quản lý thông tin, dữ liệu về giao, sử dụng khu vực biển trên phạm vi cả nước;

- Cơ sở dữ liệu bản đồ số điều tra cơ bản được thực hiện trong Dự án Xây dựng bản đồ số hiện trạng điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Việt Nam.

Và cùng với các dự án, Trung tâm cũng có các Đề tài nghiên cứu phục vụ cho việc phát triển cơ sở dữ liệu này như:

- Đề tài KHCN cấp Nhà nước theo Nghị định thư với New Zealand: “Nghiên cứu xây dựng chuẩn dữ liệu về tài nguyên và môi trường biển phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu biển quốc gia”;

- Nhiệm vụ KHCN cấp Bộ “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở dữ liệu biển và hải đảo”;

- Đề tài cấp Nhà nước HTQT về KHCN theo Nghị định thư với Mỹ “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu, chuẩn dữ liệu và tài liệu các vùng biển Việt Nam”;

- Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu áp dụng và xây dựng mã nguồn mở vào việc khai thác và phát triển cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường biển;

- Đề tài cấp cơ sở Nghiên cứu, xây dựng ứng dụng bản đồ trực tuyến, tìm kiếm và cung cấp, thông tin, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia;

- Đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu giải pháp an toàn, bảo mật thông tin trong quản lý, khai thác, truyền nhận thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trên môi trường mạng, chủ nhiệm Võ Xuân Hùng.

Qua 15 năm phát triển, với năng lực, trang thiết bị, con người và các cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo hiện có, Trung tâm hiện là đơn vị hàng đầu trong quản lý, kết nối và chia sẻ thông tin dữ liệu biển và hải đảo nói chung và thông tin, dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nói riêng.

Hiện nay, Trung tâm đang quản lý, vận hành một số sản phẩm phần mềm, trang thông tin, và các dịch vụ dữ liệu đặc thù lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển và hải đảo để kết nối, chia sẻ thông tin và cung cấp dữ liệu đến người dùng, cụ thể các sản phẩm gồm:

- Cổng thông tin điện tử Cục Biển và Hải đảo Việt Nam: https://vasi.gov.vn/

- Hệ thống thông tin về dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo: http://seaportal.vodic.vn/

- Thư viện tài nguyên, môi trường biển và hải đảo: https://thuvien.vodic.vn/ 

Và các phần mềm quản lý, cung cấp thông tin dữ liệu theo lĩnh vực cụ thể của dữ liệu như:

- Dữ liệu điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo: https://dtcb.vodic.vn/login/

- Dữ liệu Quan trắc biển Việt Nam: https://vood.vodic.vn/

- Dữ liệu mở tài nguyên, môi trường biển và hải đảo: http://data.vodic.vn/

Dịch vụ dữ liệu đặc thù lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được Trung tâm cung cấp qua ArcGIS Server Services Directory REST API. Khi được cấp quyền truy cập vào Máy chủ ArcGIS, người dùng có thể sử dụng dịch vụ để thực hiện:

- Xem bản đồ đã được Trung tâm xuất bản

- Nhận thông tin để phát triển ứng dụng của mình.

Các ArcGIS Server Services Directory REST API mà Vodic đang cung cấp gồm:

- Dịch vụ bản đồ nền thông tin địa lý trên biển (nhiều tỉ lệ)

- Dịch vụ bản đồ dữ liệu điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo với 14 nhóm dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Trung tâm cũng tích cực phối hợp với các địa phương có biển, chia sẻ dữ liệu và  hỗ trợ công nghệ trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo của các địa phương.

Trong thời gian tới, Trung tâm vẫn liên tục thực hiện việc cập nhật và mở rộng phạm vi các thông tin có thể cung cấp trong khuôn khổ quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan trong Khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường cũng như tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến mô hình, kiến trúc khung cơ sở dữ liệu; yêu cầu về kết nối liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương.

Một số khó khăn, bất cập

Nói về những khó khăn, bất cập trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia có những vấn đề cụ thể mà Trung tâm đang vướng mắc, Ông Võ Xuân Hùng cho biết:

- Bản quyền phần mềm nền tảng chuyên dùng là các phần mềm thương mại, được mua sắm đắt đỏ và không có kinh phí để cập nhật mới. Các phần mềm được mua sắm, trang bị cho cơ sở dữ liệu biển và hải đảo đã lạc hậu và có những phần mềm đã không còn sự hỗ trợ từ hãng, tuy nhiên không có kinh phí để mua sắm, nâng cấp.

- Kinh phí để thực hiện một nhiệm vụ điều tra cơ bản trên biển yêu cầu rất nhiều kinh phí, tốn kém và cần sự đầu tư lớn hơn nhiều so với cùng một loại số liệu thực hiện trong đất liền, trong những năm vừa qua, mặc dù đã có sự đầu tư lớn của Chính phủ cho các Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhưng vẫn rất nhỏ so với yêu cầu. nhiều dự án được đề xuất nhiều năm vẫn chưa có kinh phí để triển khai. Điều này sẽ khó khăn trong mục tiêu đánh giá được tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng và mục tiêu “Tối thiểu 50% diện tích vùng biển Việt Nam được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển ở tỉ lệ bản đồ 1: 500.000 và điều tra tỉ lệ lớn ở một số vùng trọng điểm”.

- Mặc dù được đánh giá là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng từ năm 2018 đến nay, dù đã được đưa vào nhiều Chương trình lớn, quan trọng trong các chương trình, chiến lược biển nhưng dự án cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia vẫn chưa có kinh phí để triển khai giai đoạn tiếp theo.  

Định hướng phát triển, nâng cao năng lực kết nối, chia sẻ của CSDL biển quốc gia

Chia sẻ về một số định hướng trong giai đoạn tới, Ông Võ Xuân Hùng cho biết, đối với công tác triển khai nhiệm vụ chuyên môn, mở mới năm 2024, Trung tâm đã được Bộ TNMT phê duyệt nhiệm vụ chuyên môn mở mới năm 2024 "Cập nhật dữ liệu và hoàn thiện các phần mềm thuộc Hệ thống kỹ thuật phục vụ công tác giao khu vực biển; thống kê; kiểm kê; xây dựng, quản lý thông tin, dữ liệu về giao khu vực biển trên phạm vi cả nước". Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng trong hoàn cảnh các địa phương có biển đang khuyến khích và đẩy mạnh việc khác thác tiềm năng từ biển, việc quản lý thống nhất và đầy đủ công tác giao khu vực biển sẽ tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong sử dụng biển cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong khai thác bền vững tài nguyên biển. Đây cũng là nhiệm vụ mà Trung tâm lựa chọn là bài toán điển hình để thực hiện việc chuyển đổi số trong công tác quản lý biển và hải đảo.

Với nhiệm vụ thường xuyên duy trì vận hành cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia, Trung tâm sẽ tiếp tục cập nhật và mở rộng phạm vi các thông tin dữ liệu, tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến mô hình, kiến trúc khung cơ sở dữ liệu; yêu cầu về kết nối liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương như đã nêu ở trên. Trong nhiệm vụ này của năm 2024 Trung tâm sẽ dành sự ưu tiên cập nhật lớn cho một số cơ sở dữ liệu như CSDL Khoa học công nghệ biển với định hướng cập nhật cơ sở dữ liệu này theo hướng đạt được nội dung trong phục vụ quản lý, phát triển kinh tế biển, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học biển, phục hồi các hệ sinh thái biển, tăng cường bảo vệ môi trường biển, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển; Về mặt công nghệ  triển khai thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, khai thác CSDL Khoa học công nghệ biển, áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, khai thác CSDL; Xây dựng các công cụ để người dùng tìm kiếm, khai thác CSDL KHCN biển, tra cứu theo chủ đề, trả về được kết quả theo nhiều yêu cầu khác nhau của các đối tượng người dùng; Tăng cường năng lực, kiến thức, kỹ năng công nghệ về phân tích, biểu diễn dữ liệu phục vụ NCKH, quản trị đại dương.

Cùng với việc quốc hội thông qua Quy hoạch không gian biển Quốc gia, Trung tâm sẽ thực hiện việc hoàn thành nội dung cơ sở dữ liệu này và tích hợp theo yêu cầu lên hệ thống Thông tin quy hoạch quốc gia, qua đó sẽ phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ cho quy hoạch sử dụng biển của các địa phương.

Năm 2023, là năm đánh dấu một chặng đường 15 năm xây dựng và phát triển, đánh dấu một bước trưởng thành của Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia, với tôn chỉ “Kết nối và Chia sẻ tài nguyên dữ liệu biển Việt Nam”, mong muốn cũng là định hướng của BGĐ trong năm 2024 và những năm tiếp theo, đó là:

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thống nhất từ Trung ương tới địa phương; Trung tâm là đầu mối trong kết nối, chia sẻ dữ liệu biển và hải đảo quốc gia giữa Trung ương và địa phương, giữa các bộ, ngành trong công tác quản lý, khai thác biển và hải đảo;

Là đơn vị đi đầu, đẩy mạnh chuyển đổi số, khẳng định vai trò của Trung tâm trong hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước về quản lý, khai thác bền vững tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đặc biệt là nhiệm vụ giao các khu biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển;

Từng bước và tiến tới xây dựng hệ sinh thái Kết nối, trao đổi dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nói riêng và dữ liệu biển và hải đảo nói chung; Tăng cường hợp tác quốc tế, từng bước nâng cao vị thế của Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia trong hợp tác trao đổi thông tin dữ liệu biển quốc tế.

Theo Ông Võ Xuân Hùng, để đạt được những mục tiêu này, ngoài sự cố gắng của Trung tâm không thể thiếu nguồn lực đầu tư của Chính phủ cho các Chương trình, dự án biển và hải đảo, đặc biệt là dự án xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo giai đoạn tiếp theo.

Ý kiến

Phát triển kinh tế biển của Việt Nam: cần sớm khắc phục những khó khăn tồn tại, khai thác hết tiềm năng và lợi thế vốn có

Nghị quyết 36-NQ/TW với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển. Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, dến nay, tại Trung ương, đã có 11 cơ quan ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW và Nghị quyết số 26/NQ-CP. Có 27/28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển ban hành Chương trình/Kế hoạch hành động thực hiện, trong đó đều xác định kinh tế biển là lợi thế và trọng tâm để tạo động lực tăng trưởng tại địa phương.

Định hướng bố trí sử dụng không gian biển hợp lý góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên biển, đảo

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp của các bộ, ban, ngành và các địa phương có biển, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cùng với các nhiệm vụ khác trong Quy hoạch không gian biển quốc gia thì việc định hướng bố trí sử dụng không gian biển hợp lý góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên biển, đảo của nước ta. Quy hoạch định hướng sử dụng không gian biển theo các vùng: vùng biển và ven biển; các đảo và quân đảo; các khu bảo tồn biển; vùng trời; hoạt động lấn biển và nhận chìm. Đối với mỗi không gian này, Quy hoạch định hướng việc khai thác, phát huy tài nguyên biển đảo theo hướng bền vững.

Các chuyên gia đề xuất một số giải pháp trong quy hoạch không gian biển và thúc đẩy phát triển điện gió ngoài khơi

Phát triển năng lượng tái tạo là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam, trong đó điện gió ngoài khơi được coi là một trong những giải pháp đột phá để chuyển đổi năng lượng và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Điều này liên quan chặt chẽ đến Quy hoạch không gian biển quốc gia, đặc biệt là xác định các vùng biển tiềm năng và phân vùng hợp lý để phát triển điện gió ngoài khơi.