Sign In

Các chuyên gia đề xuất một số giải pháp trong quy hoạch không gian biển và thúc đẩy phát triển điện gió ngoài khơi

29/06/2023

Chọn cỡ chữ A a  

Phát triển năng lượng tái tạo là chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam, trong đó điện gió ngoài khơi được coi là một trong những giải pháp đột phá để chuyển đổi năng lượng và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Điều này liên quan chặt chẽ đến Quy hoạch không gian biển quốc gia, đặc biệt là xác định các vùng biển tiềm năng và phân vùng hợp lý để phát triển điện gió ngoài khơi.

Khó khăn phía trước

Theo đánh giá của Ông Nguyễn Đức Toàn, Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, quá trình quy hoạch không gian biển ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, trong đó, cần tránh mâu thuẫn giữa các ngành, tránh gây ra xung đột giữa phát triển kinh tế với bảo tồn môi trường và đa dạng sinh học.

Hiện nay, Việt Nam mới chỉ xác định các vùng biển có tiềm năng phát triển điện gió theo khu vực và địa danh các tỉnh như: Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Trà Vinh, Cà Mau, Sóc Trăng.

Liên quan đến vấn đề này, TS. Nguyễn Minh Sơn, chuyên gia về biển, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, thành viên nhóm xây dựng Quy hoạch không gian biển cho biết: Phân vùng biển theo bốn vùng phát triển kinh tế biển đã có một số kết quả ban đầu. Tuy nhiên, việc phân vùng vẫn còn hạn chế do thông tin, dữ liệu đầu vào. Đơn cử, nhiều sinh cảnh quan trọng như rạn san hô, thảm cỏ biển chưa xác định được diện tích, ranh giới; nhiều quy hoạch ngành chưa được phê duyệt, nên dữ liệu sử dụng tích hợp vào quy hoạch chung có thể thay đổi.

Cùng với đó, cần có nghiên cứu chuyên sâu xác định các tiêu chí và khu vực đối với vùng ưu tiên/khuyến khích phát triển điện gió, hỗ trợ việc cấp phép sử dụng biển của nhà quản lý và định hướng đầu tư của các nhà đầu tư.

Ông Phạm Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho rằng, rào cản với Việt Nam khi xây dựng điện gió ngoài khơi đến từ hành lang pháp lý vẫn còn non trẻ, nhiều tiêu chí còn đơn giản, rời rạc, thiếu hệ thống. Cùng với đó, Việt Nam còn thiếu quy định về tiêu chuẩn lựa chọn nhà đầu tư, hay tiêu chí kỹ thuật về an toàn và môi trường.

Đề xuất một số giải pháp

Khai thác, sử dụng không gian biển hiệu quả, lâu bền trên cơ sở tăng cường quản lý tổng hợp TNMT biển. Từ đó làm cơ sở pháp lý để các bộ, ngành và địa phương có biển xây dựng và điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến việc khai thác, sử dụng không gian biển. Theo đó, phạm vi không gian bao gồm vùng đất ven biển, vùng trời, vùng biển và các hải đảo của Việt Nam. Phạm vi thời gian: Quy hoạch được lập đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện đối với mỗi kỳ quy hoạch là 5 năm. Các sản phẩm cụ thể của quy hoạch không gian biển đó là: Định hướng bố trí sử dụng không gian biển cho các hoạt động trong các vùng đất ven biển, vùng biển và hải đảo của Việt Nam, xác định các vùng và phân vùng sử dụng không gian biển; lập bản đồ phân vùng không gian biển; xây dựng và đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch; đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch không gian biển; bản đồ Phân vùng không gian biển quốc gia đến năm 2050: tỷ lệ 1/1.000.000.

Để đạt được các mục tiêu và kết quả theo dự tính này, theo các chuyên gia, hiện nay, nước ta đang rất thiếu các “dữ liệu đầu vào” cho việc xây dựng quy hoạch; đặc biệt dữ liệu để tính toán ở mỗi vùng cụ thể, thời điểm nào nên sử dụng vào mục đích gì. Việc này cần phải “định lượng” cụ thể và có tính khoa học, không thể quy hoạch theo “định tính”. Bên cạnh đó, vấn đề về công nghệ cũng là một nguyên nhân hết sức quan trọng như: Cần phải sử dụng phần mềm nào, trên hệ thống nào để có thể nhập cơ sở dữ liệu và cho ra một kết quả có độ chính xác cao nhất cũng là vấn đề rất lúng túng, chưa tìm được công nghệ phù hợp.

Trên thế giới đã có rất nhiều nước xây dựng thành công quy hoạch không gian biển nên vấn đề công nghệ không phải là nhân tố khó khăn. Các chuyên gia thuộc UNESCO đã giúp nhiều nước xây dựng thành công quy hoạch không gian biển có thể đề xuất phần mềm công nghệ trong xử lý các dữ liệu, giúp cho việc xây dựng quy hoạch không gian biển Việt Nam.

Còn về thông tin dữ liệu đầu vào, không phải quốc gia nào xây dựng thành công QHKG biển và quản trị tốt đại dương cũng có đầy đủ cơ sở dữ liệu mà chỉ cần xác định những cơ sở dữ liệu nào là mấu chốt, quan trọng nhất để đưa vào thực hiện, sau đó sẽ dần hoàn chỉnh. Được biết về vấn đề này, phía UNESCO sẽ giúp Việt Nam về mặt mời các chuyên gia và các nhà khoa học tập huấn và gợi ý những vấn đề cần xác định trọng tâm.

Để những hỗ trợ từ phía UNESCO đi vào thực chất và mang lại hiệu quả thiết thực trong việc xây dựng quy hoạch không gian biển Việt Nam, chuyên gia thuộc Chương trình điều phối bộ phận Khoa học tự nhiên của UNESSCO đã đề xuất ý tưởng Chương trình hỗ trợ thực hiện quy hoạch không gian biển cho phía Việt Nam với mục tiêu cụ thể là: Tăng cường năng lực thể chế trong lĩnh vực quản trị biển và QHKG biển; truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về biển và đại dương; đẩy mạnh hợp tác với đối tác tư nhân. Trong đó, nêu rõ 3 kết quả dự kiến quan trọng đạt được: Tăng cường năng lực thể chế về quản trị hải dương và QHKG biển trong nước; thiết lập hệ thống dữ liệu khoa học cho quy hoạch và quản lý biển và ven biển được thành lập; tăng cường năng lực về QHKG biển và nâng cao nhận thức và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên biển.

Đối với vấn đề kỹ thuật cụ thể, sẽ hỗ trợ để điều chỉnh các phương pháp, công cụ, hướng dẫn cho quy hoạch biển, ven biển, phù hợp với quy trình lập kế hoạch hiện có. Hỗ trợ phát triển công cụ hỗ trợ ra quyết định để phân tích kịch bản xu hướng thay đổi TN&MT trong bối cảnh tác động của BĐKH, kịch bản về nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, kịch bản cho sự phát triển của ngành liên quan.

Hy vọng, với ý tưởng đề xuất khá cụ thể và sát với thực tiễn khó khăn và hoạt động lập QHKG biển Việt Nam đang vướng mắc, UNESCO cùng các chuyên gia hàng đầu trên thế giới sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng được QHKG biển và quản trị đại dương đạt được mục tiêu đã đặt ra trong thời gian tới.

Ý kiến

Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia: Kết nối và chia sẻ tài nguyên dữ liệu biển Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững kinh tế biển

Thời gian qua, công tác xây dựng, duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia là nhiệm vụ thường xuyên của Trung tâm Thông tin, dữ liệu biển và hải đảo quốc gia, với nhiệm vụ này Trung tâm luôn chú trọng tới việc cập nhật và thực hiện việc kết nối và chia sẻ dữ liệu. Các sản phẩm, số liệu do các tổ chức, địa phương giao nộp được Trung tâm tổ chức quản lý, lưu trữ và khai thác, phục vụ các Bộ, ngành, địa phương trong công tác quản lý Nhà nước về biển và hải đảo, góp phần phát triển bền vững kinh tế biển và bảo vệ quốc phòng, an ninh trên biển.

Phát triển kinh tế biển của Việt Nam: cần sớm khắc phục những khó khăn tồn tại, khai thác hết tiềm năng và lợi thế vốn có

Nghị quyết 36-NQ/TW với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển. Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, dến nay, tại Trung ương, đã có 11 cơ quan ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW và Nghị quyết số 26/NQ-CP. Có 27/28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển ban hành Chương trình/Kế hoạch hành động thực hiện, trong đó đều xác định kinh tế biển là lợi thế và trọng tâm để tạo động lực tăng trưởng tại địa phương.

Định hướng bố trí sử dụng không gian biển hợp lý góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên biển, đảo

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp của các bộ, ban, ngành và các địa phương có biển, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Cùng với các nhiệm vụ khác trong Quy hoạch không gian biển quốc gia thì việc định hướng bố trí sử dụng không gian biển hợp lý góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên biển, đảo của nước ta. Quy hoạch định hướng sử dụng không gian biển theo các vùng: vùng biển và ven biển; các đảo và quân đảo; các khu bảo tồn biển; vùng trời; hoạt động lấn biển và nhận chìm. Đối với mỗi không gian này, Quy hoạch định hướng việc khai thác, phát huy tài nguyên biển đảo theo hướng bền vững.